K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5

D. Kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn an toàn cho dữ liệu 

1 tháng 12 2021

   B.  Cung cấp công cụ kiểm soát, điều kiển truy cập vào CSDL

1 tháng 12 2021

C

22 tháng 8 2023

Trong ba nhóm đối tượng đó, người chịu trách nhiệm chính mới công việc cập nhật dữ liệu, thiết kế dữ liệu và sao lưu dữ liệu là nhóm quản trị CSDL.

Nhóm quản trị CSDL có trách nhiệm quản lý và bảo vệ dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu một cách hợp lý và dễ quản lý, cập nhật dữ liệu khi có sự thay đổi và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu thông qua sao lưu và phục hồi dữ liệu.

19 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sự cố về nguồn điện: Hệ thống cấp điện không đủ công suất

Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất

Sự cố hư hỏng thiết bị lưu trữ: Thiết bị hư hỏng vì tuổi thọ

Quản lí thời gian sử dụng các thiết bị lưu trữ

31 tháng 12 2021

Chọn C

22 tháng 8 2023

Nhu cầu tuyển dụng liên quan đến quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm các vị trí sau:

- Quản trị viên cơ sở dữ liệu

- Nhà phát triển cơ sở dữ liệu

- Chuyên gia tối ưu hóa cơ sở dữ liệu

- Chuyên viên bảo trì cơ sở dữ liệu

- Kiểm tra viên cơ sở dữ liệu.

Câu 1:Ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết là: Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Hà Nội sẽ quản lí thông tin người đọc, thông tin người mượn, thông tin về các nhân viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu. Câu 2:   * Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ...
Đọc tiếp

Câu 1:Ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết là:
Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Hà Nội sẽ quản lí thông tin người đọc, thông tin người mượn, thông tin về các nhân viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu.

Câu 2:
 

Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ đề đáp ứng nhu cầ khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ: CSDL quản lý thư viện với bảng bạn đọc sẽ lưu những thông tin về mã bạn đọc, tên bạn đọc, quê quán.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được.

Ví dụ: CSDL đó được tạo lập trong hệ quản trị Mysql. Để trích xuất thông tin về bạn đọc trong cơ sở dữ liệu này ta sẽ dùng các công cụ để truy vấn dữ liệu do Mysql cung cấp.
Câu 3:

Để xây dựng một CSDL quản lí mượn/trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ những thông tin sau:

     + Thông tin về bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số chứng minh thư, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.

     + Thông tin về sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng còn lại.

     + Thông tin mượn, trả sách: Mã bạn đọc, mã sách, số lượng mượn, ngày bắt đầu mượn, ngày trả, tình trạng sách.

Những việc cần làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư là:

     + Quản lí thông tin bạn đọc: Thêm bạn đọc, xóa bạn đọc, sửa thông tin bạn đọc.

     + Quản lí thông tin sách: Thêm sách, sửa sách, xóa sách.

     + Quản lí việc mượn sách: Tạo bảng quản lí mượn, để biết bạn đọc nào đã mượn sách nào.

     + Chức năng thống kê, tìm kiếm, báo cáo: Tìm kiếm sách, tìm kiếm bạn đọc, xem quyển sách nào còn đủ số lượng để cho mượn, thống kê những người mượn trả sách trong tháng, thống kê số lượng sách bị mất trong tháng…
Câu 4:

Ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL:

     + Tính cấu trúc: CSDL thư viện có bảng bandoc gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.

     + Tính toàn vẹn: Mỗi thư viện đề có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn không vượt quá 6 cuốn.

     + Tính an toàn và bảo mật thông tin: Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác, Chỉ có một số người đủ thẩm quyền như thủ thư mới có quyển truy cập để sửa đổi, xóa bạn đọc.

0
8 tháng 9 2023

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational DBMS): Đây là loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi. Nó dựa trên mô hình quan hệ, trong đó dữ liệu được tổ chức thành các bảng có các hàng và cột. Relational DBMS cung cấp các tính năng như truy vấn dữ liệu, thao tác dữ liệu, kiểm soát truy cập và bảo mật.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ (Non-relational DBMS): Đây là một loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu không sử dụng mô hình quan hệ. Thay vào đó, nó sử dụng các mô hình khác như mô hình cột, mô hình tài liệu, mô hình đồ thời gian, và mô hình khóa - giá trị. Non-relational DBMS thích hợp cho các ứng dụng có yêu cầu đặc biệt như lưu trữ dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc và hiệu suất cao.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed DBMS): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là một hệ thống mà dữ liệu được lưu trữ và xử lý trên nhiều máy chủ phân tán mạng. Điều này cho phép dữ liệu được phân tán trên nhiều vị trí vật lý và cung cấp khả năng mở rộng và khả năng chịu lỗi.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Object-oriented DBMS): Loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cho phép lưu trữ và truy xuất dữ liệu dưới dạng các đối tượng, tương tự như trong lập trình hướng đối tượng. Điều này cho phép lưu trữ dữ liệu phức tạp và quan hệ giữa các đối tượng.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu di động (Mobile DBMS): Mobile DBMS là một loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị di động như điện thoại di động và máy tính bảng. Nó tối ưu hóa việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong môi trường di động có các ràng buộc về tài nguyên và độ trễ mạng.

8 tháng 9 2023

bạn có nguồn ở đâu ko ábucminh